Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đọc Kinh Phật, Đón Xuân Mậu Tuất

16 Tháng Hai 201805:28(Xem: 6528)
Đọc Kinh Phật, Đón Xuân Mậu Tuất

Đọc Kinh Phật, Đón Xuân Mậu Tuất

 

Nguyên Giác

Mùa xuân đang tới… Những ngày giữa tháng 2/2018 sẽ là Tết Mậu Tuất.

Trong thời điểm qua năm, nhìn thấy tháng ngày trôi nhanh, tự thẹn mình tu học chẳng tới đâu, xin làm hai câu đối để tự răn:

Tu chưa vững vàng, gà đã cục tác lên chuồng

Học còn lạng quạng, chó đã lăng xăng tới cửa.

Đón Xuân Mậu Tuất, nơi đây, xin mở lại kinh điển, tìm đọc một số liên hệ tới hình ảnh loài chó.


TÀM VÀ QUÝ

Đức Phật dạy rằng cần phải giữ tâm Tàm và Quý, nơi loài người mới không hỗn loạn sắc dục như ở loài vật, cụ thể như chó và dã can (một loại chó rừng).

Đó là Kinh Pháp che chở thế gian - Lokapala Sutta. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu trích như sau:

“Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai ?

Tàm & Quý.

-Nếu hai pháp trắng này, không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can.

-Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay là em, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.” (1)


TỪ BI VỚI TẤT CẢ CHÚNG SANH

Đức Phật dạy trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta) rằng, phải luôn luôn, phải thường trực giữ tâm từ bi như mẹ yêu thương đứa con trai duy nhất đối với tất cả chúng sanh, nghĩa là từ bi với cả chúng sanh cõi trời, cõi người, cõi phi nhơn, và kể cả loài thú… Như thế, hãy từ bi cả đối với chó, một sinh vật dễ thương thường được xem là bạn của loài người.

Bản dịch của GS Phạm Kim Khánh, trích:

4. Bất luận chúng sanh ấy như thế nào: - yếu đuối hay khỏe mạnh, cao lớn mập mạp hay tầm vóc bình thường, lùn thấp bé nhỏ, hữu hình hay vô hình, những chúng sanh ở gần hay những chúng sanh ở xa, những chúng sanh đã ra đời hoặc những chúng sanh chưa sanh - Ước mong tất cả chúng sanh, không loại trừ bất luận ai, đều có tâm an lành hạnh phúc.

5. Không ai làm cho ai thất vọng, không ai khinh bỉ ai, dù người như thế nào hoặc ở nơi đâu. Trong cơn giận dữ hay lúc oán hờn, không nên mong điều bất hạnh đến với người khác.

6. Cũng như bà từ mẫu hết lòng bảo bọc đứa con duy nhất của bà dù có hiểm nguy đến tính mạng, cùng thế ấy người kia trau giồi tâm Từ vô lượng vô biên, rải khắp mọi chúng sanh.(2)


NGHIỆP GÌ ĐỌA VÀO CÕI THÚ

Một câu hỏi thường gặp là, do nghiệp gì sẽ bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?

Theo giáo nghĩa, giữa loài người và loài vật có cách biệt là do nghiệp dị biệt.

Trong Trung Bộ Kinh 135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt, Đức Phật dạy rất minh bạch, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, trích như sau:

"—Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu...

—Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu được đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Con đường ấy đưa đến đoản mạng, này Thanh niên, tức là sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình.

Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào thiện thú, Thiên giới, ở đời, nếu người ấy đi đến loài Người, chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy được trường thọ. Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình..."(3)


CON CHÓ CÓ PHẬT TÁNH KHÔNG?

Trong Kinh MN.135 nêu trên, Đức Phật dạy rằng nghiệp thiện sẽ sinh vào cõi người, gây nghiệp dữ sẽ sinh vào cõi thú. Và nơi thân người mới có cơ duyên tu hành, để giác ngộ, thành thánh quả. Do vậy, các luận sư Phật Giáo Đại Thừa nói rằng, Phật Tánh tức khả năng trí tuệ để chứng quả thánh và thành Phật đều có sẵn trong cả loài người lẫn loài thú.

Các Thiền sư Trung Hoa nêu câu hỏi làm công án để các Thiền sinh tham học: Con chó có Phật Tánh không?

Đó là sách Vô Môn Quan của Vô Môn Huệ Khai, Tắc 1, bản dịch của Dương Đình Hỷ, trích như sau:

CỬ:

Một ông tăng hỏi Triệu Châu:

-Con chó có Phật tánh không?

-Không!

BÌNH:

 Tham thiền phải qua cửa tổ, diệu ngộ phải tuyệt đường tâm. Cửa tổ không qua, đường tâm chẳng dứt thì như tinh linh nương vào cây cỏ. Thử hỏi thế nào là cửa tổ? Chính là một chữ Không, gọi là Cửa không cửa của thiền vậy. Người qua cửa không những thân thấy Triệu Châu mà còn cùng lịch đại chư tổ nắm tay cùng đi, ngang hàng với họ, nhìn cùng một mắt, nghe cùng một tai há chẳng vui sao? Các ông chẳng muốn qua cửa này ư? Hãy đem 360 đốt xương, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông toàn thân khởi nghi đoàn, tham chữ Không ngày đêm. Các ông chớ hiểu Không là Hư Vô, cũng đừng hiểu trong nghĩa Có, Không. Giống như các ông nuốt một hòn sắt nóng, muốn khạc mà khạc chẳng ra. Các ông hãy bỏ hết những vọng tri, vọng giác từ trước, lâu dần thuần thục, tự nhiên trong ngoài đánh thành một phiến, như người câm nằm mộng chỉ mình tự biết. Rồi bỗng nhiên như trời long đất lở, như đoạt được Thanh Long Đao của Quan tướng quân, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ. Bên bờ tử sinh mà được tự tại, hướng lục đạo tứ sinhdu hí tam muội. Tôi muốn hỏi các ông phải làm sao? Hãy đem hết sức mà nêu chữ Không ấy. Nếu các ông giữ cho không gián đoạn thì giống như vừa mới mồi lửa ngọn đuốc Pháp đã bùng cháy." (4)

Nên nhìn theo Kinh Kim Cương, hễ nói có, nói không đều hỏng. Vì khi vừa nói có, là không thấy Phật Tánh đó ở đâu, không màu sắc gì, không hình dạng gì. Nhưng hễ nói không, sẽ trật tức khắc, vì Đức Phật đã dạy rằng người và thú dị biệt chỉ là do nghiệp thiện ác, và đặc biệt trong cõi thấy nghe hay biết này: Ba cõi là tâm, vạn pháp là thức…

 Nói “Ba cõi là tâm” vì Đức Phật dạy trong Kinh Tất Cả rằng thế giới chỉ là sáu nội xứ (mắt tai mũi lưỡi thân ý) và sáu ngoại xứ (cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được xúc giác, cái được tư lường). Ngoài ra, không có thế giới nào khác. Kinh SN 35.23 sẽ trích ở ghi chú (5).

Đó cũng là lý do, Lục Tổ Huệ Năng khi thấy hai ông tăng tranh cãi về lá phướn bay trước gió, mới nói rằng không phải gió động, không phải phướn động, mà “tâm hai ông động.”

Đó cũng là lý do, nhiều vị Thiền sư khi hốt nhiên đại ngộ nhìn đâu cũng thấy là cái được thấy, đâu đâu cũng được thấy bao gồm trong gương tâm rỗng sáng. Lúc đó đi đứng nằm ngồi đều không lìa cái thấy thọ dụng của tánh không, hễ ngộ được cái rỗng rang Duyên khởi thì tạm gọi là Phật Tánh, khi chưa ngộ được thì vẫn là xuôi theo nghiệp mà trôi. Cho nên, nói có Phật Tánh là không được, mà nói không có cũng là không đặng. Chỉ khi trực ngộ Bản Tâm, cũng là khi nhìn thấy tất cả chung quanh mình bao trùm trong gương sáng rỗng rang, bấy giờ nhìn ra sông hồ đâu đâu cũng thấy là “một hớp uống cạn nước sông Tây giang.” Lúc đó, đi đứng sáu thời đều không lìa Bản Tâm, còn gọi là an trú Không, còn gọi là Không Tam Muội. Không còn thấy tâm nào là tham sân si, tất cả hệt như sương tan trước nắng; nếu còn tâm nào theo dư nghiệp khởi lên cũng tức khắc tan vào cái Không chiếu diệu của mặt trời trí tuệ. Nơi đây, không còn thấy có thường hay vô thường, không còn thấy có gì là Có hay Không hay Hữu hay Vô, không còn thấy có niềm tin hay ngờ vực gì nữa, cũng không còn thấy có cái gì là đại nghi hay tiểu nghi nữa. Vì tất cả trước mắt, bên tai đã hiển lộ thường trực gương tâm rỗng sáng.


THAM DỤC NHƯ CHÓ GẶM XƯƠNG

Hình ảnh con chó cũng xuất hiện trong một Kinh Trung Bộ.

Đức Phật khi dạy đoạn trừ tham dục, đã so sánh việc say mê tham dục cũng y hệt như một con chó gặm khúc xương đã lóc thịt.

Đó là Kinh MN.54 - Kinh Potaliya, trích:

"...Thế Tôn thuyết giảng như sau

—Này Gia chủ, ví như có con chó đói lả, suy nhược, đi đến một lò thịt giết bò. Ở đây, có người giết bò thiện xảo hay người đệ tử quăng cho nó một khúc xương, khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào? Con chó ấy, khi gặm khúc xương ấy, khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu có thể đoạn trừ được đói lả suy nhược của nó không?

—Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Với khúc xương khéo lóc, tận lóc, không có thịt, chỉ có dính máu ấy, bạch Thế Tôn, con chó kia chỉ có mệt nhọc khốn khổ mà thôi.

—Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như khúc xương, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ, sau khi từ bỏ loại xả thuộc loại đa chủng, y cứ đa chủng, đối với loại xả thuộc loại nhứt chủng, y cứ nhất chủng, ở đây, mọi chấp thủ đối với thế vật được đoạn trừ hoàn toàn, không có dư tàn, vị ấy tu tập loại xả như vậy."(6)


KINH HẠNH CON CHÓ

Trong Trung Bộ Kinh MN.57, Đức Phật nói về người giữ hạnh con chó, trích như sau:

—Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng xuống đất, chấp nhậnhành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

—Thôi vừa rồi Puñña, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa.

Lần thứ hai … (như trên) … Lần thứ ba Puñña Koliyaputta, hành trì hạnh con bò, bạch Thế Tôn:

—Bạch Thế Tôn, lõa thể Seniya hành trì hạnh con chó, thực hành những hạnh khó hành, ăn đồ ăn quăng dưới đất, chấp nhậnhành trì hạnh con chó trong một thời gian dài, vậy sanh thú ông ấy thế nào, vận mạng ông ấy thế nào?

—Này Puñña, thật sự Ta đã không chấp nhận (câu hỏi) của Ông và đã nói: “Thôi vừa rồi Puñña, hãy dừng lại đây, chớ có hỏi Ta nữa”. Tuy vậy, Ta sẽ trả lời cho Ông. Ở đây, này Puñña, người nào hành trì hạnh con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con chó một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con chó một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh thân hữu cùng với các loài chó. Nếu Ông ấy có tà kiến như sau: “Do giới này, hạnh này, khổ hạnh này, hay phạm hạnh này, ta sẽ sanh thành chư Thiên này, hay chư Thiên khác”, thời này Puñña, đối với kẻ có tà kiến, Ta nói có một trong hai sanh thú như sau: địa ngục hay bàng sanh. Như vậy, này Puñña, nếu hạnh con chó được thành tựu, thời được sanh trong loài chó, nếu không được thành tựu, thời được sanh trong địa ngục.

Khi được nói vậy, lõa thể Seniya, hành trì hạnh con chó, khóc than chảy nước mắt..." (7)

.

LỜI CHÚC XUÂN

Và nơi đây, xin gửi lời chúc xuân tới tất cả độc giả bằng hai câu đối:

Gà cao giọng gáy,

mặt trời chánh niệm lên cao,

định huệ nhất tâm vuông tròn

Chó vẫy đuôi mừng,

vầng trăng thiện hạnh trùm khắp,

 từ bi toàn thân hỷ lạc.

NGUYÊN GIÁC


GHI CHÚ:

(1) Kinh Pháp che chở thế gian -

http://www.phapluan.net/dieuphap/TangChiBoKinh/AN_II_9_Lokapala%20Sutta.htm

(2) Kinh Từ Bi. https://thuvienhoasen.org/p15a10455/1/kinh-tu-bi-metta-sutta   

(3) Kinh MN.135. https://suttacentral.net/vn/mn135

(4) Vô Môn Quan. https://thuvienhoasen.org/a13281/tu-tac-1-den-tac-11

(5) Kinh SN 35.23. https://suttacentral.net/en/sn35.23   Trích:

“And what, bhikkhus, is the all? The eye and forms, the ear and sounds, the nose and odours, the tongue and tastes, the body and tactile objects, the mind and mental phenomena. This is called the all.

“If anyone, bhikkhus, should speak thus: ‘Having rejected this all, I shall make known another all’—that would be a mere empty boast on his part…

(6) Kinh MN.54. https://suttacentral.net/vn/mn54

(7) Kinh MN.57. https://suttacentral.net/vn/mn57

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14916)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15720)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14862)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15839)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20762)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 12961)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12633)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 14954)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 16512)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 12606)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15577)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15489)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14751)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15600)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 11754)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12563)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13470)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12457)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 11954)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12726)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11607)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13723)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14091)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12894)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12720)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13003)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 12983)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13602)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12437)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14427)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13284)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13747)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14621)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 12722)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28273)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11780)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12638)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15051)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 11986)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11758)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12846)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11963)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11513)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10274)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(Xem: 11159)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(Xem: 10951)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Xem: 11192)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(Xem: 11246)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(Xem: 14230)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(Xem: 12469)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(Xem: 11699)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(Xem: 29249)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 10782)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(Xem: 11085)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(Xem: 10759)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(Xem: 11323)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(Xem: 10770)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
(Xem: 12238)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông...
(Xem: 11287)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
(Xem: 10052)
Thực tế, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, thì cả dân tộc đang bước vào thời kỳ phục hưng mọi giá trị văn hóa sau hơn 1.000 năm bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Phật giáo trở thành quốc giáo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant